Thời gian làm việc hành chính

Từ 07h00 - 17h00 hàng ngày

108 Tuệ Tĩnh

TDP số 2 TT Thắng - Hiệp Hoà - Bắc Giang

Chăm sóc sức khỏe

Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa Hùng Cường tiếp nhận bệnh nhi N.H.Y – 31 tháng tuổi, thường trú tại TT Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang nhập viện với triệu chứng miệng méo, nhân trung lệch, mắt phải nhắm không kín, ăn uống rơi vãi, tê bì giảm cảm giác nửa mặt bên phải, ăn ngủ kém. Sau khi thăm khám bác sĩ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải do lạnh và chỉ định nhập viện điều trị tại Khoa.

Sau hai tuần điều trị tích cực tại Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, bệnh nhi N.H.Y đã hồi phục và được xuất viện với khuôn mặt trở lại bình thường.

Bất kỳ ai cũng đều có khả năng bị liệt dây thần kinh số 7 vì những lý do khác nhau. Bệnh lý này gây ra triệu chứng méo miệng và liệt mặt không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng giao tiếp của người bệnh mà còn để lại nhiều biến chứng không thể xem thường. Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa lạnh.

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7:

– Nhiễm lạnh đột ngột, trúng gió;

– Bệnh viêm tai – mũi – họng không được điều trị hiệu quả;

– Chấn thương xảy ra ở xương chũm, vùng thái dương;

– Có bệnh lý ở nền sọ;

– Tiểu đường;

– Xơ vữa động mạch;

– Bệnh huyết áp…

Triệu chứng:

Hầu hết các trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7sẽ có các biểu hiện:

– Tuyến lệ hoạt động không tốt, mí bị sụp, khô mắt, không thể nháy hoặc nhắm mắt;

– Miệng bên liệt khó mỉm cười, khó hoặc không thể khép lại, chảy dãi;

– Mặt bị xệ xuống hoặc hơi cứng bất thường, méo miệng lệch về một bên;

– Khóe miệng, vùng trán bị dị cảm;

– Bị đau quanh góc hàm, xương chũm, thái dương, tai;

– Vị giác bị thay đổi;

– Nhạy cảm hơn với âm thanh;

– Rối loạn lời nói hoặc khả năng nhai nuốt;

– Ở bên mặt bị liệt dễ bị đọng thức ăn, uống nước hay bị trào ra;

– Một bên mặt có cảm giác bị tê và yếu cơ hẳn đi;…

Phương pháp điều trị:

Điều trị nội khoa: Trong 7 – 10 ngày đầu nên dùng thuốc chống viêm corticoid prednisolon, kháng sinh, tiêm bắp Vitamin nhóm B (B1, B6, B12). Đồng thời cần phối hợp tập vận động xoa bóp cơ mặt hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15-20 phút. Xoa từ cằm lên trán nhằm tăng cường tuần hoàn chống sự co cứng cơ mặt.

+ Bảo vệ mắt bằng cách đeo kính râm có lót gạc sạch bên trong và rửa mặt hàng ngày bằng dung dịch nước muối NaCl 0,9%.

+ Điều trị nội khoa có kết quả cần giảm liều. Người bệnh có thể nhìn qua gương tự luyện tập phục hồi chức năng ở mặt.

Điều trị phương pháp YHCT – PHCN: Châm cứu hoặc Điện châm, Điện xung trị liệu; Chiếu đèn hồng ngoại; Xoa bóp bấm huyệt; Cứu ngải; Tập đối kháng cơ chủ vận liệu trình 7-10 ngày tuỳ mức độ bệnh.

Đây là phương pháp điều trị an toàn mà đạt hiệu quả cao, để bệnh nhanh khỏi có thể kết hợp điều trị đông tây y. Tức là vừa điều trị nội khoa và châm cứu thì bênh sẽ nhanh hồi phục hơn.

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 thường diễn ra rất nhanh, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng liệt méo miệng, làm mất thẩm mỹ. Khi bệnh để quá 2-3 năm thì sẽ trở thành tật không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó các bậc phụ huynh cần biết rõ nguyên nhân và cách điều trị liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em để có những phương pháp chữa trị bệnh kịp thời cho trẻ, tránh những biến chứng nặng nề.

Bài trướcThoát vị bẹn - nguyên nhân và biến chứng

Bài kế tiếpMùa lạnh hay bị những bệnh gì? - Cách phòng tránh cho trẻ em!